Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN 1


QUI TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ
KS. Đỗ Hữu Hiền
Trung tâm ứng dụng KH&CN
I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến/Nhạn tiêu biểu
Trong các loại yến ở Việt Nam, chỉ có yến Hàng làm tổ trong nhà và tổ yến cho kinh tế cao
           

Việt Nam
Tiếng Anh
Tiếng Indonesia
Loại tổ
Ến
Swallow

Cỏ - rác
Nhạn
Martin

Cỏ - rác
Yến cỏ Indonesia
Collocalia
Seriti
Cỏ - nước bọt
Yến cỏ Việt Nam
Apus Affinis

Cỏ - nước bọt
Yến cây dừa
Cypsiurus

Cỏ
Yến Hàng/Yến tổ trắng
Unicolor
Swiftlet

Nước bọt


Maximus
Germanicus
Fuciphagus
1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)
-         Sải cánh to (14-16cm);
-         Đuôi có mảng trắng;
-         Màu đen tuyền ;
-         Tiếng kêu đặc biệt;
-         Đập cánh một nửa;
-         Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
-         Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.
 Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.
2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)
          Đuôi nhọn sẻ đôi;
-         Thân mỏng hơn các loài khác;
-         Tiếng kêu đặc trưng;
-         Đi theo đàn 4 đến 5 con;
-         Thường đậu cây dừa;
-         Tốc độ bay rất nhanh;
-         Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.
3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)
-         Thân nhỏ (12 – 14cm);
-         Ngực xám ;
-         Lưng mảng màu sáng;
-         Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;
-         Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;
-         Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;
-         Một năm sinh sản 2 lần
4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)
          Sải cánh dài (12-15cm);
-         Đuôi bầu ;
-         Lưng không có khoảng trắng;
-         Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
-         Đập toàn bộ cánh khi bay;
-         Tổ to 8-12g;
-         Sinh sản 3-4 lứa một năm;
II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus)
 1./ Vòng đời của Chim Yến
2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):
-         Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi
-         Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
     - Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:
+ Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
+ Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.
3./ Các đặc tính sinh học khác:
-         Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
-         Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
-         Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
-         Thích chơi đùa với nước.
(còn tiếp) 

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN 2

III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến
Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:
-         Gần một căn nhà Yến có sẵn;
-         Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
-         Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
-         Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến. 
-        Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
      + 50% cây bụi, đồng lúa;  
        + 30% cây cao;
+ 20% mặt nước.
-         Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
+ Gần ao, hồ, mặt nước;
+ Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
+ Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
-         Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác
- Xác định vùng chim đang lượn vòng           
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
-         Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
+ Lỗ trên chuồng cu.
+ Lỗ ngang.
-         Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
-         Nên làm ống chắn sáng tại lỗ

Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
-         Kích thước lỗ ra vào:
+ Từ 20x30cm.
+ Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.

Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể

Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!

1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
-         Tường: Có các loại tường khác nhau
+ Dùng gỗ.
+ Dùng ván cách nhiệt.
+ Gạch lỗ xây 2 lớp.
-         Trần:
+ Dùng ván gỗ.
+ Bêtông tổng hợp.
+ Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
-         Lỗ thông hơi:          
+ Dùng ống thông hơi.
+ Xây theo kiểu khe thông hơi.
1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea: 
        -         Mái nhà:
+ Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
+ Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
+ Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.

Vòi phun nước: 
+ Vòi phun tròn.

+ Vòi phun dài.
+ Các loại vòi phun khác.
-Cây: -Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
+ Trồng xung quanh nhà nuôi.
+ Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
-         Nhiệt độ:
+ Từ 26-300C.
+ Phải có hệ thống thông hơi.
+ Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.
-         Độ ẩm:
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Làm hồ nước trong nhà nuôi.
+ Đường nước chạy trên tường
+ Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!
2.2./ Thanh làm tổ:
-         Dùng đẻ chắn ánh sáng rọi vào trong nhà nuôi.
-         Dùng để chắn gió.
-         Kích thước phải đủ dài để không đụng vào đuôi chim.
-         Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm.
-         Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.                              
2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
-         Xử lý mùi bầy đàn:
+ Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
+ Phun cách trần 50cm.
+ Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ
-         Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
+ Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
+ Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
+ Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc
chiều đàn chim bay về.
+ Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.
2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
-         Ánh sáng:
+ Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
+ Phòng chuyển tiếp.
+ Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
+ Ống chắn sáng.
-         Đường bay:       
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ liên phòng
+ Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).

2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Rắn
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm

Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
-         Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
-         Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
        -          Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

So sánh giữa 2 CD nhạc dụ Chim Yến

Qua video này bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa 2 CD nhạc dụ Chim Yến. Một nhà Yến được đầu tư cải tạo lại rất kỹ lưỡng theo tư vấn cùng với vật tư, thiết bị lắp đặt nhà Yến, CD âm thanh của Sanatech. Và một nhà Yến đơn sơ và dùng CD âm thanh mua từ Mã lai.
Xem bài viết tháng 8/2010


Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Mời các bạn tham quan nhà Yến ở Mã Lai

 
Lần sau sẽ có Video bên trong nhà Yến mới, hy vọng hữu ích với các bạn quan tâm đến nghề nuôi Yến sào.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

ĐIỀU KIỆN THÍCH NGHI CỦA CHIM YẾN VÀ ÂM THANH ?

NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM:  
Theo các tài liệu thì Nhà Yến phải có nhiệt độ từ 27-29 độ C, nhưng thời tiết mùa hạ ở Quảng Ngãi thì luôn cao hơn 30 độ C. Chim Yến về cự ngụ tự do tại Rạp Hòa Bình, Nhà Văn Hóa Lao Động, Diên Hồng, Nhà Bảo tàng…thì… có phải những nơi đó đạt được nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ? (Chim Yến ở trên la phông.)
TIẾNG ỒN :  
Khi làm nhà yến chúng ta phải chú trọng đến sự yên tĩnh, sự riêng biệt , thế thì những cuộc họp, những đêm ca nhạc tại Nhà Văn Hóa Lao Động và phim chiếu hàng đêm tại Rạp Hòa Bình có làm ảnh hưởng đến Chim Yến ? Nhất là thời gian đầu chúng chọn những nơi này để trú ngụ. 
ÁNH SÁNG:  
Độ sáng lý tưởng để chim Yến cư ngụ và sinh sản là từ 0,2 lux đến 0,6 lux. Những nơi Yến tự về ở như đã nói trên thì có đủ độ sáng thích hợp ? 
ÂM THANH:  
Nhạc gọi Yến là một vấn đề nên quan tâm. Ở Quảng Ngãi nhiều nhà Yến mở âm thanh quá to gây phiền nhiễu xung quanh, ở Quy nhơn cũng thế mở âm thanh rất to. Ở Tuy Phước thì vừa phải hơn, và chuyên nghiệp hơn. Có lẽ vì cạnh tranh gay gắt của các nhà nuôi Yến nên ai cũng phải “ TO HƠN CAO HƠN”, hãy về Thôn 5, Xã Nghĩa Lâm nghe âm thanh gọi Yến của 1 người nuôi Yến ở đây, thật tuyệt âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng êm tai. Người quản lý nói “ Mở nhỏ thôi nhưng âm thanh đi rất xa đó.” 
[ Chim Yến vùng Quảng Ngãi dễ tính, dễ nuôi! ]
 Anh Minh người có mười mấy năm nghề nuôi Yến trong lần găp tôi để trao đổi nhạc chim có hỏi “ Nuôi chim Yến dể hay khó?’. Tôi nói “ Chim Yến dễ nuôi :)” có phải vậy không các bạn. ( Không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc thú y, không…:):):):)

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Điều kỳ diệu về Chim yến ở Quảng Ngãi

Mới đây thôi từ đầu tháng 7 đến bây giờ, trên vùng trời Q.Ngãi dày đặc Chim yến. Những nhà mới mở nhạc để TEST thôi chim cũng vào, có nhà lâu nay chim không về đã tắt nhạc dụ chim coi như thất bại nay lai có chim vào ra...Cái đáng nói là những nhà yến đã nuôi lâu nay chim về càng đông hơn, riêng tôi trong tháng 7 này tôi có thêm được 250 con. Theo hiểu biết của tôi đây là hiện tượng lạ...Vì tôi đi dạo quanh Quảng Ngãi mới đây thì thấy nhà yến mới nào cũng có đã chim, điều đáng nói ở đây là tôi thấy họ mới có chim trong tháng 7-2010 này.....Nếu ai sống tại Quảng Ngãi và có nuôi chim yến hãy nhận xét chân tình bài viết của tôi nhé. Thân.....!

Tìm kiếm trong Blog