-Chào các Bạn!
Nói đến việc Nuôi Yến sào, từ những ai đã nuôi rồi cũng như mới nuôi và chuẩn bị nuôi Yến đều phải tìm tòi tự học hỏi kinh nghiệm, kỷ thuật cho riêng mình. Trang bị cho mình một số kinh nghiệm tương đối, để chủ động tự xử lý những tình huống trong thời gian nuôi, không phải quá đau đầu vì kỷ thuật.
Là người nuôi Yến có mấy ai chia sẻ kinh nghiệm?? Tất cả là "bí quyết", là sợ người khác dụ hết chim!?,, là chuyên gia tư vấn!.....
- *Là "bí quyết" thì tại sao rất nhiều người tự tìm tòi học hỏi, tự nuôi vẫn có kết quả. Những nhà chim tự vào ở, Chủ nhà tự mở mang diện tích vẫn có kết quả tốt.
- *Sợ người khác dụ hết chim? Thế tại sao họ dụ được chim? (Hàng năm số lượng chim tăng 3 lần.)
- *Là chuyên gia tư vấn, có kịp thời xử lý những tình huống trong thời gian nuôi:( Chim hoang dã di cư, chim non muốn tìm chỗ ở mới chỉ xảy ra trong 1 thời điểm... Chim đến ban ngày nhưng không lưu trú ban đêm, hoặc ở lại vài đêm rồi đi. Chim non nở ra bị kiến bâu vào....và nhiều trở ngại khác.)
Tóm lại chúng ta phải chủ động, phải dày công, phải đam mê.
Xin lỗi!, vì trình độ Vi tính của tôi còn hạn chế nên không tạo ra một trang để chúng ta cùng Thảo luận chia sẻ.
Các bạn đã biết, về lý thuyết cơ bản Kỷ thuật nuôi Yến sào thì đã có nhiều sách của nước ngoài được dịch lại, cũng như một số tài liệu của các nhà khoa học Việt Nam. Về thực thi nhà Yến thì có các Cty tư vấn xây dựng nhà Yến, các chuyên gia tư vấn làm nhà Yến .....
Tôi chỉ là người nuôi Yến, nên trang này tôi đề cập đến Kinh nghiệm, thủ thuật phát triển đàn Yến thôi nhé.
Chúng ta bắt đầu từ ngoài vào:
1- Cửa Chim Yến vào ra (cửa thu chim) và Chuồng cu, Phòng lượn.
a-Cửa vào ra kích thước 40cmx40cm đặt bên trái nhìn từ ngoài vào, nên đặt 1 cửa để dễ khống chế ánh sáng, hướng cửa tùy thuộc vào vị trí nhà Yến mà hướng về nơi có Ao hồ, cây cối, đồng ruộng hay đường bay qua lại của Chim. Đa số chim thường lượn thuận theo chiều kim đồng hồ. Nếu cửa hình chữ nhật có chiều rộng 20cm thì chống được trộm nhưng là khó khăn cho những con chim mới và chim con vào ra. Cửa có chiều rộng 20cm là một trong những nguyên nhân chim con chết bên ngoài hay thích tìm nơi khác dễ vào ra hơn.
b-Nếu có Chuồng cu thì kích thước trung bình 3mx3m, đường kính chim lượn vòng tròn tối thiểu là 1m50, khoảng cách đáy chuồng cu lên cửa thu chim khoảng 1m50 đến 2m, đáy chuồng cu khoét lỗ 1m vuông xuống phòng lượn.(Tại sao?... vì Chim thích khám phá và thích chui vào những cái lỗ...khà khà. Nhiều con chim bán nhà vì cái lỗ ấy mà...)
c-Phòng lượn:
- Kích thước 4mx4m hoặc lớn hơn. Là phòng lượn nên càng lớn chim dạo chơi lâu hơn khi chúng muốn tìm nơi trú ngụ là "Khách sạn của ta".
Trong phòng lượn vẫn có thanh làm tổ. Vì chuồng cu có đáy nên ánh sáng ở đây cũng tạm ổn nên những chú chim dễ tính có thể trú ngụ. Phòng lượn là vòng "sơ tuyển" của chúng, nhưng rất quan trọng trong giai đoạn "thăm dò", nên có bao nhiêu "kỷ thuật" hãy đổ cả vào đây.
2- Bây giờ đến Phòng "Hộ sinh" của chúng...
- Phòng Hộ sinh diện tích tối ưu là 25m2, theo tôi như thế là dễ dàng cho chim bay, thuận tiện cho việc xác định vị trí bằng tiếng kêu, dễ kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, mùi, dễ sắp đặt vị trí loa đồng thời tạo cảm giác kín đáo cho chúng. Ở đây, khi đặt các lỗ, ống thông gió phải thật cẩn thận, đặt thế nào để thoát được khí nóng sát trần nhà mà không ảnh hưởng ánh sáng cũng như sự dao động không khí ở những thanh làm tổ. Cửa thông phòng nên đặt 2 bên, mép trên cửa cách trần 1mét việc này tạo thuận tiện cho chim vào những phòng sâu hơn nhưng không mất sự kín đáo của các phòng.
Gắn thanh làm tổ không nên tận dụng diện tích đeo bám của chim mà hãy đóng rộng ra hơn so với một số tài liệu đang có.